Thursday, December 15, 2011

             Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẠY PHẬT             

Lạy là một hình thức tỏ bày sự tôn kính. Mỗi quốc độ và chủng tộc có một sự tôn kính riêng. Tại Ấn-độ ngày xưa, để bày tỏ lòng tôn kính tuyệt đối và chân thành của mình đến một người khác, người ta thường quỳ xuống sát đất, đem đầu, mặt và tay của mình áp sát bàn chân của vị ấy. Đức Phật là người được tôn kính đặc biệt tại xã hội Ấn-độ thời bấy giờ.

SỰ TÔN KÍNH ĐỨC PHẬT ĐẦU TIÊN
Trong kinh ghi lại chuyện, sau khi đức Phật thành đạo và quyết định đi thuyết pháp, Ngài nghĩ đến năm người bạn đồng tu ngày xưa, muốn đến hóa độ trước. Năm vị đồng tu này có một thành kiến gần như khinh bỉ khi đức Phật từ bỏ lối tu khổ hạnh trước đó.
Lúc đức Phật đến Lộc-uyển, nơi tu khổ hạnh ngày xưa, năm vị ấy nhận biết đó là đạo sĩ Cồ-đàm, và cùng dặn dò với nhau là không đứng dậy, không cúi đầu, không dọn chỗ mời ngồi...
Nhưng khi đức Phật đến tận nơi thì không ai bảo ai, cả năm vị cùng đứng dậy cúi đầu, chấp tay và nhường chỗ mời đức Phật ngồi.
Bấy giờ đức Phật cho họ biết là sau khi thay đổi phương pháp tu tập không bao lâu, nhất là nhờ sự tinh tấn có trí tuệ kiểm chứng và nhờ tâm quyết chí đạt đạo, nên ngài đã thành tựu trí tuệ viên mãn. Bây giờ ngài là một vị Phật, khác với đạo sĩ Cồ-đàm ngày trước.
Đức Phật bắt đầu nói bài pháp đầu tiên, cả năm người nhờ có túc căn tu tập nhiều đời nên đã tỏ ngộ chân lý ngay sau khi bài pháp chấm dứt. Cả năm vị lạy đức Phật xin quy y và làm những vị đệ tử xuất gia đầu tiên của đức Phật. Đây là lần đầu tiên năm vị ấy tỏ hết lòng cung kính tuyệt đối của mình đến với đức Phật và đây cũng là lần đầu tiên đức Phật nhận trọn vẹn sự tôn kính đó.

MÔN ĐỆ LẠY PHẬT LÚC SINH TIỀN
Lúc đức Phật còn tại thế, mỗi lần đức Phật nói pháp cho chư tăng nghe là các vị ấy thường quỳ ngay ngắn, chấp tay lạy ba lạy rồi ngồi nghe pháp. Mỗi khi có việc gì thưa thỉnh trong sự tu tập hoặc việc truyền giáo, trước khi quỳ lạy, các vị ấy thường đi quanh đức Phật ba hoặc bảy vòng.
Sự kiện này không phải là thần quyền, quan liêu hay đế quốc tinh thần mà là một tục lệ cung kính các bậc đạo cao đức trọng của xã hội Ấn Độ ngày xưa.
Đức Phật mặc nhiên chấp nhận việc làm đó như chấp nhận một tục lệ mà thấy không có gì tổn hại cho đôi bên. Sâu hơn nữa, đức Phật muốn hoán cải tục lệ ấy thành một trong những bước đầu tu tập của các hàng đệ tử. Vả lại, khi các vị đệ tử làm như vậy là tùy tâm cung kính biểu lộ qua hành động cụ thể chứ không phải làm theo giáo điều quy định.
Đức Phật không quy định bất cứ một lễ nghi nào cho các hàng đệ tử mỗi khi đến gặp ngài, ngoài một lễ nghi duy nhất là ai đến trước ngồi trước, đến sau ngồi sau, và cùng nhau tắm mình trong giáo lý giác ngộ chứa toàn tình thương bao la của đức Phật.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp các hàng đệ tử tôn trọng và tự xếp đặt vị trí lẫn nhau, đức Phật vẫn chấp nhận. Chẳng hạn như hàng đệ tử xuất gia thì ai thọ giới trước, cao hạ lạp hơn thì ngồi trước; ai thọ giới sau, thấp hạ lạp hơn thì ngồi sau không phân biệt theo tuổi tác ngoài đời. Hàng cư sĩ cũng vậy. Một vị thuộc giai cấp hạ tiện Chiên-đà-la, nếu quy y Phật trước một vị vua vẫn ngồi trước vị vua đó, trừ khi họ tự nhường nhau.
Nghi thức cung kíng đức Phật của chư tăng thì hầu như giống nhau hoàn toàn. Phía cư sĩ thì không nhất định, cũng có những cư sĩ làm giống như chư tăng; có những vị chỉ quỳ chấp tay; có những vị chỉ cúi đầu; và cũng có những vị chỉ giơ tay hay lấy nón mỗi khi gặp đức Phật.
Dù dưới hình thức nghi lễ nào đi nữa thì nguồn suối tình thương của đức Phật chảy đến họ vẫn như nhau. Nếu có khác nhau là khác theo từng bản năng tiếp nhận tình thương ấy của từng hạng người mà thôi.

MÔN ĐỆ TÔN KÍNH VÀ LẠY PHẬT SAU PHẬT NHẬP DIỆT
Ở trên là những hình thức lễ nghi và lạy Phật lúc sinh tiền. Sau khi ngài tịch diệt, những hình thức lễ nghi và sự kính lễ ấy vẫn được duy trì trong các hàng đệ tử của Ngài. Duy trì hình thức này với mục đích là luôn luôn xem đức Phật như còn tại thế. Cử chỉ ấy không có gì là trái với đạo hay mê tín di đoan, nếu chúng ta lạy đúng cách.
Chư tăng mỗi khi tụng kinh phải mặc áo vàng trang nghiêm là vì hồi Phật tại thế các đệ tử xuất gia hay mặc áo đó. Lạy Phật ba lạy trước khi đọc lại lời Ngài là để nhớ lại ngày xưa mỗi lần nghe pháp chư tăng thường làm như vậy. Đọc lại lời Ngài vì mình không đủ phúc duyên nghe chính kim khẩu của Ngài nói nên bây giờ tự đọc lại để nghiềm ngẫm và tu tập theo. Hàng đệ tử tại gia lạy Phật cũng chỉ lạy trong ý nghĩa này.

TỪ TÔN KÍNH ĐẾN CẦU KHẨN
Tuy nhiên, vấn đền lạy Phật bây giờ không còn mang trọn tinh thần đó nữa, mà đã nghiêng hẳn về sự cầu khẩn ban phúc trừ họa. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận tinh thần "ban phúc, trừ họa" trong đạo Phật. Đức Phật ban phúc không phải đem phúc từ một nơi nào khác đến để vào nhà chúng ta, hay lấy họa từ nhà chúng ta đem bỏ một nơi nào khác.
Ban và trừ theo tinh thần của đạo Phật là đức Phật trao cho chúng ta một chìa khóa để tự chúng ta mở hay khóa cửa họa phúc trong chính chúng ta. Chìa khóa đó là "Không làm các điều ác, làm các điều lành, tự lắng tâm ý mình".
Giây phút nào mà chúng ta thành khẩn quỳ trước hình tượng đức Phật là giây phút ấy lắng đọng tâm tư sâu thẩm nhất, và ít nhất là trong giây phúc đó, chúng ta đã không làm các điều ác qua ba chỗ: thân, khẩu, ý.
Nói một cách khác là chúng ta đang mở kho tàng phước báu. Một số khác cho đó là việc làm mê tín nên đã ngỡ ngàng đến nỗi không dám cúi đầu trước tượng Phật. Một số khác nữa là chỉ ngắm hình tượng đức Phật như những công trình điêu khắc cần được chú ý theo tinh thần thẩm mỹ.
Song song với những số người trên, có một số người lạy Phật "cầu danh". Lạy Phật cầu danh nghĩa là khi nào thấy có đông người, muốn chứng tỏ cho mọi người biết rằng mình là người tin Phật, là Phật tử thuần thành, trọn lòng tôn kính đức Phật nên lớn tiếng xướng danh hiệu Phật hoặc hít hà tha thiết siêng năng lễ lạy không ngừng, nhưng khi vắng người thì thân lười tâm biếng trể nải việc tu, không suy ngẫm lời Phật.
Hành động này không những lừa đảo người khác mà còn dối gạt với chính mình, và cho dù họ có đối diện trước tượng Phật bao lâu đi nữa, với tâm niệm đó, họ cũng đang mở cửa ác chứ không phải là kho thiện.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Lạy Phật một cách đúng đắn nhất là: Khi lạy Phật, ngoài sự tôn kính chư Phật chúng ta cúi đầu sát đất cũng là để hạ thấp nhất bản ngã của mình, vất bỏ cái tôi cố hữu để hòa nhập với Pháp thân thanh tịnh của chư Phật, để áp sát bàn tay, khuỷu tay trán chạm đất, cúi lạy 3 lần, mà bàn tọa không được nhổm cao...Có người Phật tử khi lạy Phật ngửa hai bàn tay. Chi tiết nhỏ này cũng không sai, nhưng kimkim được dạy rằng: Ấy là khi Phật còn tại thế, các hàng đệ tử ngài ngửa đôi tay để mong được nâng bàn chân Phật và tà áo vàng của Người, đến khi Đức Phật Cồ Đàm đã nhập niết bàn, đệ tử Người úp lại sấp bàn tay khi quỳ lạy. Đó chính là Duyên phúc cho kimkim, bạn H. được Lão Hòa thượng ....... pháp thí cho cung cách lễ Phật nhân một lần đến Thiền viện trúc lâm Yên tử để đón Mẹ & Hà về sau tuần tu thiền.

Kính nguyện đem công đức sám hối, truyền bá hạnh lành, 
hồi hướng chân linh Hồng Anh vãnh sinh tịnh độ cõi Tây phương cực lạc!

Ý nghĩa của việc lạy Phật 


...thông báo


Hôm trước ngồi ở Tonkin vs Giang và Thi, ngắm hai bạn mình an vui và bàn chuyện lãng du trong nắng xanh thấy bình an ghê.




Giang lại nhắc một chuỵn cũ: Năm 1ĐH, quen nhau đc 2 tuần, Giang bị Thủy phù và kimkim lừa cho đứng đọc suốt 1/2 hour trước cái bảng thông báo đầy chữ [do 2 đứa sáng tác]

kimkim cũng nhớ ra lúc đó, sau khi sáng tác xong, 02 đứa cũng lảng vảng để quan sát thái độ của mấy người quan tâm đến 'thông báo trên bảng thông báo' nhưng phần lớn họ đọc qua quýt rồi phẩy tay bỏ đi [vì thấy nhảm] rồi cả 02 đứa ấy cũng bỏ đi [vì thất vọng vs mấy cái người sống sao thiếu tính 'nhảm' qá]. Vậy mah sau 1/2 hour, Giang tất bật đi lên vs bộ mặt vô cùng bi phẫn, rất xúc động phản ảnh rằng đã mất time để cố đọc hiểu 01 cái 'thông báo trên bảng thông báo' -  nhảm hết sức!!!... trong tiếng cười ngặt nghẽo của 02 con...chuột nhắt!
Và đây là toàn văn cái 'thông báo trên bảng thông báo' tại sảnh T1 nhà U [trước VP Khoa Kiến trúc]

THÔNG BÁO
Ban phụ trách bảng thông báo xin thông báo: Hôm nay chúng tôi không có j để thông báo, bao giờ có thông báo, chúng tôi sẽ thông báo trên bảng thông báo để mọi người được biết thông báo của chúng tôi sớm nhất.
Vậy xin thông báo để mọi người được biết thông báo này của chúng tôi.
Ban phụ trách bảng thông báo...
 [nói thêm là được viết bằng nét chữ rất đẹp của Thủy phù nhé]

Wednesday, December 14, 2011

the mermaid and Dr.Nikonian

Mấy nay bựn nhắm í, chạ viết đc j, lại thêm cả vụ tiên cá nữa..
tức là kimkim vô dụng như 1 nàng tiên cá í (nói về cái nửa cá - 1/2 con cá í) còn phần còn lại thì vẫn ...như tiên!!!
kimkim và bạn H -  hình chỉ mang tính minh họa nhưng hem nhất thiết khác sự thật. 
Và dù bận nhưng vẫn may mắn tìm được thông điệp này từ Dr.Nikonian:

Khi cho là đã nhận, khi yêu thì còn quí giá hơn là được yêu..